Đình Kim Ngân – 42 Hàng Bạc, nét cổ Thăng Long xưa

[ad_1]

Đình Kim Ngân ở 42 Hàng Bạc là địa điểm không thể không ghé thăm khi tham quan 36 phố phường của thủ đô Hà Nội. Nơi đây lưu giữ những nét tinh hoa của nghề kim hoàn nổi tiếng Hà Thành và thường xuyên diễn ra lễ hội ca trù.

Cuộc sống hiện đại với những cửa hàng trang sức liền kề nhau ở phố Hàng Bạc thu hút khách du lịch tham quan và mua sắm. Và trên con phố sầm uất ấy sẽ dẫn mọi người đến với một ngôi đền tự để tìm lại nét cổ xưa hiếm có ở Đình Kim Ngân ở số 42. 

Vào thời Pháp thuộc, con phố Hàng Bạc có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (tức là phố Đổi Bạc hay phố của những người nhiều tiền). Nơi đây quy tụ những thợ kim hoàn tinh xảo bậc nhất của đất kinh kỳ.

Theo sách xưa, Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI do ông Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình, xây dựng nên.



Kể từ sau sự kiện này, làng Châu Khê có tới nửa số dân đã lên cư trú tại đây. Theo lời của người làng kể, đình Kim Ngân khi xưa rất rộng. Ban đầu, nơi đây được xem là nơi trao đổi buôn bán bạc nén, dần trở thành nơi hội họp truyền dạy nghề của các thợ trong phố.

Sau ngày giải phóng Thủ đô (năm 1954) khuôn viên đình bị thu hẹp, tuy nhiên, tại đình vẫn lưu giữ bia đá, đồ thờ tự, tượng pháp vẫn tương đối đầy đủ. Về kiến trúc, ở đây vẫn còn nhiều họa tiết chạm khắc rất đẹp, độc đáo.

Năm 2009, Đình Kim Ngân được trùng tu tôn tạo, và nới rộng mặt bằng. Hiện Đình có quy mô khá lớn so với các công trình khác nằm trong khu Phố cổ Hà Nội (575m2). Công trình có kiến trúc cơ bản gồm:  Nghi môn, sân, Tiền tế, Hậu cung, kiến trúc theo kiểu chữ “công”; Đại đình 3 gian, Hậu cung 3 gian được nâng lên trên cao và là Hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt. Nối giữa Hậu cung và Tiền tế là ống muống theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với Tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên.

Đây là không gian tín ngưỡng linh thiêng của người Hà Nội, và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội. 

Đình Kim Ngân còn là địa điểm thường xuyên diễn ra lễ hội ca trù – loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại vào tối thứ 4, 6 và chủ nhật hàng tuần tại 42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm. 

Dã Quỳ

[ad_2]

— Đăng bởi HH —