Lương công chức cao hay thấp?

[ad_1]

Lương công chức cao hay thấp?

Trúc Diễm

Phải thay đổi cách trả lương để tăng hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức – Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Hiện nay, lương cơ sở hay còn gọi là lương tối thiểu ở khu vực nhà nước là 1,21 triệu đồng và sẽ được tăng lên 1,3 triệu đồng vào giữa năm 2017. Mức lương này, theo Bộ Nội vụ, chưa đáp ứng được 50% nhu cầu sống tối thiểu của công chức, viên chức và so với mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp thì chỉ bằng khoảng 1/3.

Thế nhưng tổng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có thấp hay không lại là chuyện khác.

Tại hội thảo quốc tế về xây dựng thang bảng lương và thực hiện cơ chế trả lương theo vị trí việc làm gắn với hiệu quả công tác đối với CBCCVC do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 21-11 tại Hà Nội, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho hay tiền lương trong khu vực doanh nghiệp thì rất rõ ràng, hàng tháng người lao động lĩnh tiền lương và biết gồm những khoản gì nhưng ở khu vực nhà nước thì vô cùng phức tạp, không ai biết lương của mình được tính như thế nào, phụ cấp ra sao, chỉ biết mỗi hệ số lương.

PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân, Phó trưởng khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế Quốc dân mô tả chế độ lương hiện nay của CBCCVC Việt Nam là hưởng lương trên cơ sở một thang bảng lương cố định. Và từ năm 2004 đến nay, việc điều chỉnh tiền lương không có gì nổi bật mà chủ yếu nâng mức lương cơ sở chung do áp lực của giá cả. Với mỗi cá nhân CBCCVC, thu nhập tăng lên theo các chu kỳ nhất định ngoài yếu tố điều chỉnh mức lương cơ sở chung là sự tăng bậc lương chủ yếu dựa vào thâm niên, hoặc điều chỉnh ngạch lương khi có sự thay đổi lớn về công việc.

Kinh nghiệm của nhiều nước, ví dụ như ở Pháp, họ trả lương cho công chức chỉ khi hoàn thành công việc với bộ chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, nhưng theo ông Lợi, hiện nay chúng ta vẫn chưa làm được việc này do nhiệm vụ của các cơ quan bộ ngành vẫn còn bị chồng chéo.

Để xây dựng hệ thống thang bảng lương hợp lý, theo PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phải thiết kế phương thức trả lương gắn với thâm niên làm việc, chất lượng hiệu quả công việc và có khen thưởng… chứ không phải cứ ba năm tăng lương một lần như hiện nay. Nếu không trả lương theo hiệu quả công việc thì sẽ không tạo động lực làm việc cho những cán bộ trẻ.

Còn theo bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị công cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank), muốn đánh giá hiệu quả làm việc của CBCCVC phải xây dựng được hệ thống công chức với những vị trí việc làm cụ thể. Mặc dù từ năm 2009 vấn đề xác định vị trí việc làm đã được đề cập đến khi sửa đổi Luật Viên chức nhưng đến nay việc này vẫn rất chậm, vẫn chưa có mô tả vị trí việc làm cho đội ngũ CBCCVC.

Kiến nghị về việc thay đổi cơ chế trả lương, ông Vũ Hoàng Ngân cho hay, để việc trả lương cho CBCCVC hiệu quả hơn cần áp dụng những hệ thống lương đang được phát huy rất hiệu quả tại các khu vực kinh tế khác trên cả nước.

Hệ thống lương 3P (3P Compensation Management) là một mô hình đãi ngộ đưa ra cách tiếp cận chi trả thu nhập cho người lao động phụ thuộc vào 3 yếu tố hay 3 biến cơ bản: Position (công việc/vị trí, thể hiện qua chức danh), Person (con người, thể hiện qua năng lực cá nhân) và Performance (thành tích/kết quả công việc cá nhân và tổ chức).

Trên thực tế, có rất nhiều các yếu tố có liên quan đến giá trị của một công việc, có thể kể đến như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết về tổ chức ngành, các kỹ năng cá nhân (giao tiếp, nhóm, đàm phán…), lập kế hoạch, ra quyết định, mức độ sáng tạo, khả năng lãnh đạo, thể lực, môi trường và điều kiện làm việc, trách nhiệm công việc, tầm ảnh hưởng của công việc và sự khan hiếm trên thị trường… Vì thế việc đưa yếu tố nào và mức độ quan trọng “ấn định” cho nó ra sao là một nội dung cần được cân nhắc.

Mời đọc thêm:

Vay tiền công chức để cải cách lương chính họ!

[ad_2]

— Đăng bởi HH —