Nguy hiểm từ nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga chứa những tác hại khôn lường nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Hen suyễn, béo phì, suy thận là những căn bệnh dễ gặp khi dùng quá nhiều nước ngọt có ga

Tăng nguy cơ đái tháo đường

Những người uống nước ngọt nhiều thường có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 là 80%.

Thúc đẩy sự lão hóa

Nghiên cứu cho thấy phốt-phát trong đồ uống có ga làm tăng hương vị có thể thúc đẩy nhanh sự lão hóa, sẽ làm da và cơ teo lại và cũng gây tổn thương tim và thận.

Lượng đường cao

20 phút sau khi có uống nước ngọt có gas, lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột, làm tăng isulin. Gan sẽ phản ứng bằng cách chuyển hóa đường thành chất béo.

40 phút sau, việc hấp thụ caffeine được hoàn tất. Các phản ứng xảy ra là đồng tử mắt giãn, huyết áp tăng, đường tăng trong máu, chất adenosine (gây buồn ngủ) bị chặn lại, ngăn ngừa cơn buồn ngủ.

45 phút sau, cơ thể bạn sẽ tăng mức sản xuất dopamine (chất dẫn truyền thần kinh) kích thích các trung âm khoái cảm của bộ nào. Về tác dụng này, dopamine cũng tương đương với heroin.

Gây ung thư vòm họng

Nước ngọt có ga có khả năng gây ung thư vòm họng vì nó chứa nhiều đường, chất tạo màu và các hóa chất thực phẩm, làm axít hóa cơ thể và nuôi dưỡng tế bào ung thư. Những chất hóa học thường xuất hiện trong nước ngọt có ga có khả năng gây bệnh ung thư là: chất tạo màu caramel và 4 – methylimidazole,…

Ung thư tuyến tụy

Những người uống từ 2 cốc nước ngọt trở lên mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy, một căn bệnh ung thư không phổ biến nhưng có thể gây chết người.

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy trong số những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, 140 người phát triển bệnh ung thư tuyến tụy. Những người uống hơn 2 cốc nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn 87% so với những người khác.

Những lưu ý khi dùng nước ngọt có ga

Dùng nước có ga sau khi uống rượu

Nước ngọt có ga làm tăng nhanh tác dụng hấp thu của cơ thể đối với chất rượu cồn, gây tổn hại đến gan.
Uống quá nhiều

Một lượng lớn nước ngọt có ga sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, có thể làm 2 cơ quan này bị tê liệt. Hậu quả là tiêu hóa không tốt, bị đau bụng, tiêu chảy…

Uống khi ăn cơm, ăn tiệc

Việc có quá nhiều nước trong dạ dày sẽ làm loãng dịch vị, giảm công năng sát khuẩn của dịch vị. Khí CO2 cũng ảnh hưởng đến sự sản sinh ra chất Pepsinogen, khiến cho công năng tiêu hóa bị suy giảm.

Ngậm lâu trong miệng

Điều này dễ làm cho cổ họng bị sung huyết. Nếu tình trạng này kéo dài, huyết quản ở cổ họng sẽ bị co lại, lượng máu chảy ở đó giảm. Hậu quả là công năng của cổ họng bị rối loạn, sức miễn dịch cục bộ thấp, dễ sinh viêm họng, khản tiếng, đau họng…