Những bệnh lý nguy hiểm khi thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

Kẽm là vi chất quan trọng, cần thiết cho việc duy trì sức khỏe và dinh dưỡng của con người đặc biệt là trẻ nhỏ.

PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng – cho hay thiếu kẽm ở Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Bệnh nặng còn dẫn đến kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, suy dinh dưỡng nặng, chứng lùn…

PGS Lâm khuyến cáo kẽm có nhiều ở các thức ăn biển như hàu, ngao, tôm, cua, các loại thịt như bò, gà, hạt ngũ cốc… Muốn đủ kẽm ở trẻ, khẩu phần ăn hàng tuần phải bổ sung thường xuyên các loại thức ăn trên.

Kết quả điều tra tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em do Viện Dinh dưỡng tiến hành năm 2014-2015 cũng cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ không có thai 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.

Thiếu kẽm nguy hại với trẻ như thế nào?

Theo PGS Mai, kẽm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào hoạt động của các enzyme, biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác.

Thiếu kẽm có thể làm chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao ở trẻ em với biểu hiện chán ăn, nôn, tiêu hóa kém. Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia – cũng cho biết: “Khoảng 300 enzym trong cơ thể có thành phần kẽm. Thiếu chất này gắn liền với vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân. Chúng tôi gặp rất nhiều trẻ đến khám thiếu kẽm dẫn tới tình trạng biếng ăn. Ngoài ra, kẽm cũng liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của bé”, PGS Lâm cho hay.

Những căn bệnh trẻ có thể mắc phải nếu thiếu kẽm

Theo PGS Lâm, khi trẻ bị thiếu kẽm ở mức độ nhẹ, hoặc vừa, sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

– Thiếu dinh dưỡng: Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao.

– Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa: Trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng như chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.

– Rối loạn tâm – thần kinh: Gây rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ, mất ngủ), trẻ thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài; suy nhược thần kinh (đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ); rối loạn cảm xúc (thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm, thay đổi tính tình). Bệnh còn có thể gây suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần vận động…

– Suy giảm khả năng miễn dịch: trẻ bị nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.

– Tổn thương biểu mô: Khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, nám da, bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói.

– Tổn thương mắt: Sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.

– Da ngứa ngáy: Các triệu chứng kèm theo là vết thương khó lành và “hạt gạo” trên móng tay. Tình trạng này là do thiếu kẽm, chất giúp tạo ra các tế bào và enzyme mới cũng như cần thiết cho việc làm lành vết thương.

Trẻ thiếu kẽm ở mức độ nặng còn phải đối mặt với viêm da, dày sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy, tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn.