Những nguyên nhân gây chảy máu kinh bất thường

Tình trạng chảy máu bất thường khi ‘đèn đỏ’ là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung, viêm vùng hậu hoặc là biểu hiện của rong kinh.

Sau đây hãy xem những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây nên tình trạng máu kinh chảy bất thường:

Sự bất thường hoóc-môn ở tuổi vị thành niên hoặc phụ nữ tiền mãn kinh là nguyên nhân hay gặp nhất của tình trạng rong kinh
Ở tuổi vị thành niên, sau khi có kỳ kinh đầu tiên, hoặc vài năm trước khi đến tuổi mãn kinh (kinh nguyệt ngừng hẳn) thì hàm lượng hoóc-môn trong cơ thể rất biến động. Chính điều này đã làm cho lượng máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường. Phương pháp chữa trị phổ biến được áp dụng hiện nay là sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng các liệu pháp hoóc-môn khác.

U xơ tử cung cũng là một nguyên nhân khác khá phổ biến hay gặp
Điều quan trọng phải nhớ đó là u xơ thường bắt đầu là một u lành tính, nguy cơ cao ở những phụ nữ từ 30-40 tuổi. Nguyên nhân gây ra u vẫn chưa rõ, tuy nhiên, sự phát triển của u lại phụ thuộc nhiều vào nồng độ estrogen. Một số phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng trong điều trị u như là cắt bỏ u xơ, cắt đốt nội mạc tử cung, hoặc làm tắc các mạch máu nuôi dường khối u, hoặc thủ thuật bóng chèn tử cung để chống chảy máu và biện pháp cuối cùng là cắt bỏ tử cung.

Dụng cụ ngừa thai
Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của biểu hiện rong kinh. Phụ nữ có triệu chứng rong kinh hoặc kỳ kinh dài ngày khi được đặt các thiết bị tránh thai thì phải đến bác sĩ ngay để lấy chúng ra và chọn một biện pháp tránh thai khác an toàn hơn.

Hội chứng ưa chảy máu
Là một hội chứng mà việc cầm máu cho bệnh nhân rất khó. Có rất nhiều dạng của bệnh này nhưng dạng phổ biến nhất ở nữ giới là von Willebrand (VWD). Điều trị ở đây thường là giải phóng các tác nhân giúp đông máu hoặc trong các ca nghiêm trọng thì truyền các tác nhân giúp đông máu qua đường tĩnh mạch hoặc kê đơn với dung dịch dạng xịt đường mũi.

Những biện pháp điều trị bằng thuốc đối với u xơ đó là các thuốc thuộc nhóm GnRH agonist và thuốc tránh thai. Ngoài ra, khi triệu chứng chảy máu chưa đến nỗi nặng lắm thì biện pháp được dùng đó là ‘theo dõi’, bởi vì khi thời điểm mãn kinh đến thì khối u xơ cũng tự động teo lại mà không cần điểu trị (do hàm lượng estrogen suy giảm).

Pô líp cổ tử cung thường
Đây là những tổn thương nhỏ, lành tính thường xuất hiện ở lớp nhầy của cổ tử cung hoặc ở kênh cổ tử cung và lan ra qua lỗ ngoài cổ tử cung. Nguyên nhân xuất hiện pô líp vẫn chưa rõ, tuy nhiên, nó thường là kết quả của sự nhiễm trùng và liên quan đến tình trạng tăng nồng độ estrogen bất thường hoặc sự co thắt mạch máu tại cổ tử cung. Bệnh phổ biến ở những phụ nữ trên 20 tuổi và đã có con. Biện pháp điều trị đó là cắt pô líp và phối hợp với sử dụng kháng sinh.

Pô líp nội mạc tử cung
Thường không ác tính, phát triển từ lớp nền của tử cung. Nguyên nhân cũng chưa được làm rõ, mặc dù chúng thường liên quan đến nồng độ estrogen cao bất thường của một điều trị hoóc-môn trước đây hoặc là các dạng khối u buồng trứng. Điều trị hiện nay thường là nội soi kết hợp nong và nạo buồng tử cung. Sau đó, pô líp sẽ được lấy làm sinh thiết để xác định tính chất lành hay ác của khối u để có các điều trị thích hợp tiếp theo.

Viêm vùng chậu (PID)
Là một nhiễm trùng của một hay nhiều tạng mà có thể ảnh hưởng đến tử cung, vòi trứng và cổ tử cung. Viêm vùng chậu thường là bệnh lây truyển qua đường tình dục, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra sau khi sinh, thụ thai hoặc các thủ thuật sản phụ khoa khác. Điều trị hiện nay là sử dụng kháng sinh phù hợp.

Ung thư cổ tử cung
Là một dạng ung thư khi mà các tế bào vùng cổ tử cung trở nên bất thường, sinh sôi mà không có sự kiểm soát, di căn và làm tổn thương các bộ phận khác của cơ thể. Vi-rút gây u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây nên gần 90% các ca bệnh. Điều trị hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Ung thư nội mạc tử cung
Xảy ra khi các tế bào nội mạc của tử cung (lớp nền tử cung) sinh sôi không có sự kiểm soát gây hại cho tử cung và các tạng khác khi di căn. Mặc dù nguyên nhân chưa rõ tuy nhiên những phụ nữ được chẩn đoán với bệnh thường trên 50 tuổi, thường có tình trạng tăng sản lớp nội mạc tử cung hoặc có tiền sử sử dụng liệu pháp hoóc-môn. Điều trị đầu tiên đối với bệnh này là cắt bỏ tử cung, sau đó là các quá trình điều trị hóa trị và xạ trị.