Ăn uống chung có bị lây bệnh giang mai không?

Hiện nay, giang mai là 1 trong những căn bệnh nguy hiểm nó đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng. Nguy cơ mắc bệnh không chỉ đến từ việc quan hệ tình dục không an toàn mà nó còn có thể đến từ nhiều con đường lây truyền khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi ăn uống chung có lây bệnh giang mai không? Hãy cùng các chuyên gia về bệnh xã hội của Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh trả lời nhé.

Tác nhân gây nên bệnh giang mai là do xoắn khuẩn, vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể con người qua lớp niêm mạc da và chủ yếu là qua khu vực da xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh cũng có thể đi vào máu và lan truyền khắp các cơ quan và bộ phận cơ thể người. Bệnh giang mai có sức phá hủy khủng khiếp đến hệ thần kinh trung ưng cũng như hệ xương khớp tim và phổi nó đe dạo trầm trọng đến tính mạng người bệnh nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

bệnh giang mai

Con đường lây bệnh chính của bệnh giang mai là:

– Lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục.

– Lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.

– Truyền máu.

Theo các chuyên gia về bệnh xã hội cho biết bệnh giang mai lây truyền từ người này sang người khác khi:

Người lây truyền đang mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2: Đây được cho là 2 giai đoạn mà xoắn khuẩn tồn tại và phát triển mạnh mẽ nhất ở lớp niêm mạc da, nó gây ra những vết loét hay vết phát ban trên cơ thể.

Người lây nhiễm có có tiếp xúc với các xoắn khuẩn ở ngoài da này, các tiếp xúc có thể là trực tiếp hay phát sinh trong quá trình quan hệ tình dục cũng có thể qua ôm hôn, dùng chung quần áo đồ cá nhân như bàn chải, khăn tắm, dao cạo râu…cũng đều tạo điều kiện cho xoắn khuẩn di chuyển từ cơ thể người bệnh sang cơ thể lành.

Chính vì thế mặc dù giang mai có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau nhưng việc lây qua đường ăn uống là khá khó.

Xem thêm: Điều trị bệnh giang mai

Nói về nguyên nhân, có hai lý giải như sau:

  1. Trong quá trình chia sẻ thức ăn và dùng chung bát đĩa, không hề có sự tiếp xúc hay cọ sát giữa hai cơ thể nên xoắn khuẩn từ cơ thể người bệnh không có cơ hội để di chuyển và lây lan sang cơ thể khác.
  2. Xoắn khuẩn không thể tồn tại trong tuyến nước bọt có lưu lại trên chén đĩa của bệnh nhân giang mai. Bình thường, xoắn khuẩn tồn tại chủ yếu ở những vết thương hở ngoài da, bộ phận sinh dục, lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn hoặc trong máu chứ không tồn tại ở tuyến nước bọt của bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm: Điều gì dẫn tới việc bạn mắc bệnh lậu