Ba bí mật của Thung lũng Silicon

[ad_1]

Ba bí mật của Thung lũng Silicon

Đức Tâm

Giáo sư Tom Kosnik giản dị và gần gũi trong buổi giao lưu. Ảnh: ĐT

(TBKTSG Online) – Nếu bạn hỏi về bí mật của Thung lũng Silicon (Silicon Valley, California, Mỹ) giáo sư trường Đại học Stanford Tom Kosnik sẽ kể bạn nghe ba điều.

Thứ nhất là văn hóa tương trợ. Tại đó, bạn giúp mọi người và mọi người giúp bạn. Tất cả cùng giúp đỡ lẫn nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt rằng bạn là ai, đến từ đâu.

Kế đến là văn hóa chấp nhận thất bại. Thất bại là điều hoàn toàn bình thường và khi bạn thất bại chẳng có gì phải xấu hổ với bạn bè, gia đình. Thất bại ngày nay đem lại những bài học giúp bạn thành công hơn về sau.

Và cuối cùng là luôn có sự tôn trọng dành cho lớp trẻ. Tại Thung lũng Silicon, lớp trẻ luôn được tôn trọng, được khuyến khích nói lên ý tưởng và suy nghĩ, được lắng nghe và hỗ trợ. Người trẻ luôn có những ý tưởng mới và khi sự sáng tạo của người trẻ kết hợp với kinh nghiệm của người đi trước, những điều tuyệt vời sẽ xuất hiện.

Ba điều trên được giáo sư Tom Kosnik chia sẻ sáng nay trong buổi giao lưu cùng độc giả tại đường sách Nguyễn Văn Bình nhân chuyến công tác tại TPHCM.

Bên cạnh đó, giáo sư Tom Kosnik còn kể một câu chuyện khác về cách mà chính phủ có thể giúp cộng đồng khởi nghiệp. Trong trường hợp này, Singapore là đất nước được nói đến.

Theo giáo sư Tom, mỗi năm trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) gửi 100 sinh viên đến Thung lũng Silicon nơi họ theo học về khởi nghiệp với 6 tháng là nhân viên làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp và 6 tháng còn lại được Standford đào tạo các kiến thức cần thiết để lập một doanh nghiệp thông qua một khóa học đặc biệt mang tên tạo lập doanh nghiệp mới (New Venture Creation).

Hiện mạng nay, mạng lưới cựu sinh viên Singapore theo chương trình này có khoảng 800 người. Ngoài Thung lũng Silicon, NUS còn gửi sinh viên theo các khóa học tại những trung tâm khởi nghiệp nổi tiếng khác trên thế giới như Tel Aviv – Israel, Stockholm – Thụy Điển, Thượng Hải…

Ngoài ra, Singapre còn thành lập tổ chức Spring Singapore, trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp, với mục đích giúp các doanh nghiệp quốc gia này phát triển và xây dựng niềm tin của thế giới đối với các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp Singapore cung cấp.

Một trong những hoạt động của Spring là kết hợp cùng tập đoàn viễn thông SingTel mời những startups xuất sắc từ Mỹ sang thăm và làm việc tại Singapore trong vòng 8 tuần để hiểu về môi trường, cơ hội đầu tư hợp tác tại Singapore, giáo sư Tom chia sẻ.

Làm việc với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam từ năm 2011, giáo sư Tom dành nhiều lời khen cho các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài sự sáng tạo, quyết tâm, các bạn trẻ Việt Nam luôn có tinh thần xã hội rất cao và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Đây là điều rất đáng quý, theo giáo sư Tom và lời khuyên được ông đưa ra là không có chuyện quá già hoặc quá trẻ để khởi nghiệp.

Mời xem thêm:

Giao lưu về khởi nghiệp cùng Giáo sư Tom Kosnik

Uber mua lại Otto – Startup phát triển xe tải tự lái

 

 

[ad_2]

— Đăng bởi HH —