Nghĩ về hàng trăm tỉ đồng "thu hụt" từ nhập khẩu đường

[ad_1]

Nghĩ về hàng trăm tỉ đồng “thu hụt” từ nhập khẩu đường

Ngọc Hùng

Sản xuất đường tại một nhà máy. Ảnh: NH

(TBKTSG Online) – Ngân sách nhà nước lẽ ra mỗi năm có thêm hàng trăm tỉ đồng nếu việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường được Bộ Công Thương tổ chức từ nhiều năm qua theo đề xuất của các doanh nghiệp. Phiên đấu giá quyền nhập khẩu 85.000 tấn đường nhập khẩu trong hạn ngạch năm 2016 mới đây đã thu về cho ngân sách 138 tỉ đồng là một điều rất đáng suy nghĩ.

Theo công văn 8576/BCT-XNK về việc thí điểm cơ chế đấu thầu hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2016, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký, phiên đấu giá đã nhận được đánh giá tích cực từ các đại diện các hiệp hội ngành hàng liên quan, đại diện các doanh nghiệp.

Theo đó, trong số 85.000 tấn đường nhập khẩu theo hạn ngạch WTO năm nay, có ba thương nhân trúng đấu giá nhập khẩu 40.000 tấn đường thô với giá hạn ngạch bình quân 1.539.010 đồng/tấn và có tám thương nhân trúng đấu giá nhập khẩu 45.000 tấn đường tinh luyện với giá hạn ngạch bình quân 1.695.556 đồng/tấn. Số tiền thu về từ việc đấu thầu hạn ngạch thí điểm lần này cho ngân sách là 138 tỉ đồng.

Điều gợi lên suy nghĩ của nhiều người là trong những năm qua, Bộ Công Thương đã không quan tâm đến ý kiến đề xuất này của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), thay vào đó, bộ vẫn điều hành theo cơ chế xin-cho. Nghĩa là, trong nhiều năm qua, mỗi năm Chính phủ đã không thu được đồng nào từ hạn ngạch nhập khẩu đường.

Nhìn lại diễn biến câu chuyên phân bổ hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch của ngành đường mới thấy có nhiều vấn đề. Lần đầu VSSA đưa ra kiến nghị đầu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường được báo chí đưa tin là vào năm 2012. Tuy nhiên, tại cuộc họp giao ban xuất nhập khẩu ngày 6-8-2012, Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã cho biết, 70.000 tấn đường trong hạn ngạch nhập khẩu năm 2012 đã có chủ, tức là đã phân cho doanh nghiệp nhâp về chứ không thể cho đấu thầu theo kiến nghị của VSSA.

Trả lời việc này, Vụ Xuất nhập khẩu, nói rằng sau khi nghiên cứu quy định, cam kết WTO, phương thức quản lý hạn ngạch đường theo hạn ngạch thuế quan là phải phân bổ hạn ngạch cho người sử dụng đường cuối cùng như nguời sản xuất. Nên trong trường hợp thay đổi sang đấu thầu hạn ngạch thì phải đàm phán lại với các thành viên WTO.

Về phần mình, VSSA đã không chấp nhận ý kiến này và tiếp tục đưa ra kiến nghị khi có cơ hội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng lên tiếng, đứng về phía VSSA. Cuối cùng, Bộ Công Thương cũng “nhượng bộ” và năm 2015, đã có thông tin sẽ cho đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường, nhưng phải đến năm nay, chuyện đó mới thực sự xảy ra ở dạng “thí điểm”.

Như vậy, trong bốn năm (2012-2015), đường trong hạn ngạch vẫn nhập về nhưng Chính phủ không thu được một đồng nào. Số tiền ước tính “bị mất đi” khoảng 500 tỉ đồng.

Mới đây, VSSA tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường trong năm 2017. Nếu kiến nghị được chấp thuận, ngân sách nhà nước có thể sẽ có thêm hơn 100 tỉ đồng. Nếu xét về lý, đáng ra kiến nghị này phải xuất phát từ Bộ Công Thương chứ không phải từ VSSA, song VSSA đã lên tiếng. Lý do của VSSA – một hiệp hội ngành nghề – là muốn có một “sân chơi” bình đẳng, không có cơ chế điều hành xin – cho như trước đây.

Xem thêm:

>>> Sẽ đấu thầu đường trong hạn ngạch nhập khẩu năm 2016

>>> 85.000 tấn đường trong hạn ngạch nhập khẩu đã có chủ

>>> VSSA muốn đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường hằng năm

[ad_2]

— Đăng bởi HH —