Trẻ ăn chay không thường xuyên hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu

Kết luận được đưa ra sau kết quả nghiên cứu trên chuột.

TS. Chengcheng Zhang, tác giả chính tại Đại học Texas Southwestern (Mỹ) cùng đồng nghiệp đã phát hiện thấy ăn chay có thể tăng tác dụng chống ung thư của hóa trị bằng các thí nghiệm trên chuột. Ăn chay không liên tục có thể chống lại các loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em – bạch cầu lymphoblastic cấp tính.

Bệnh bạch cầu lympho ác tính (ALL) là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành từ tủy xương. Hóa trị là phương án điều trị chính cho trẻ bị ALL và hơn 95% trẻ thuyên giảm sau 1 tháng hóa trị liệu cảm ứng – tức là không còn dấu hiệu của bạch cầu trong mẫu tủy xương.

Theo TS. Zhang: Ăn chay làm giảm nồng độ của hormon có tên lepin – điều chỉnh sự thèm ăn trong tuần hoàn máu cũng như giảm nồng độ của lepin trong tủy xương.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ung thư sẽ biến mất hoàn toàn mà vẫn còn tồn tại 15-20% trẻ tái phát. Trong nghiên cứu, những con chuột này bị bệnh ALL và chịu chế độ ăn kiêng (1 ngày ăn chay, 1 ngày ăn bình thường), nhóm còn lại ăn chế độ bình thường.

Để theo dõi mức độ đáp ứng tế bào ung thư cho từng chế độ ăn uống, các nhà khoa học đã sử dụng protein huỳnh quang màu xanh lá cây hoặc màu vàng. Sau 7 tuần, các nhà nghiên cứu thấy rằng chuột bị ALL theo chế độ ăn chay hầu như không còn tế bào bạch cầu được phát hiện ở tủy xương và lách trong khi những con chuột ALL ăn uống bình thường, tỷ lệ này là 68%.